TA là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất khi nhắc đến các hình thức bán phòng khách sạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác TA là gì? Điểm khác biệt của OTA và TA là gì? Nên bán phòng khách sạn qua TA hay OTA? … Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây nhé.
Để tiếp cận với lượng lớn khách thuê phòng tiềm năng, các khách sạn đều liên kết bán phòng qua nhiều kênh hữu dụng, trong đó có TA. Hiểu đúng TA là gì và tiềm năng bán phòng của TA ra sao sẽ giúp các chủ đầu tư dễ dàng đưa ra sự lựa chọn nên hay không nên hợp tác
TA là gì?
TA là từ viết tắt của Travel Agency – Đại lý du lịch/ lữ hành, đối tác hợp tác với khách sạn trong việc giới thiệu và tư vấn các sản phẩm dịch vụ – loại phòng nghỉ của cơ sở lưu trú hợp tác đến khách hàng, thường là nằm chung trong gói tour du lịch, bao gồm phương tiện di chuyển, điểm tham quan, nơi ăn uống, nghỉ ngơi… Nói một cách dễ hiểu, TA chính là kênh bán phòng trung gian cho khách sạn khá hiệu quả hiện nay. Bởi, việc được tư vấn cụ thể và tận tình, trực tiếp phần nào tạo sự tin tưởng và yên tâm khi lựa chọn dịch vụ, nhất là với khách nội địa theo đoàn.
Ngoài ra, TA cũng liên kết bán dịch vụ (vé máy bay, đặt bàn ăn, xe di chuyển…) cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ liên quan như hàng không, nhà hàng, công ty vận chuyển…
Với mỗi phòng bán được, khách sạn sẽ trả một khoản phí tương ứng, gọi là tiền hoa hồng cho các TA như đã thỏa thuận.
So sánh TA và OTA
Bên cạnh hiểu TA là gì, dân ngành khách sạn, nhất là lễ tân và sales, đặt phòng cũng cần biết OTA là gì? – OTA là từ viết tắt của Online Travel Agency, cũng được gọi là các đại lý du lịch/ lữ hành hợp tác bán phòng nhưng thông qua hình thức online trực tuyến. Nghĩa là, thay vì khách hàng phải bỏ thời gian và công sức tìm đến các TA có địa điểm làm việc thực tế, họ sẽ chỉ cần một thiết bị điện tử có thể truy cập internet là có thể đặt dịch vụ phòng hay book tour, mua vé máy bay… ngay tại nhà. Theo đó, tất cả cả giao dịch đều sẽ được thực hiện online qua website hoặc app của chính kênh OTA đó. Hiện nay, một số kênh OTA bán phòng khách sạn uy tín và phổ biến có thể kể đến như booking, agoda, expedia, airbnb, vntrip, luxstay, traveloka…
Như vậy, điểm giống nhau của TA và OTA là cả 2 đều là các kênh bán phòng khách sạn được ưa chuộng và tin dùng hiện nay, giúp khách sạn hay các cơ sở kinh doanh lưu trú tiếp cận với một lượng lớn khách hàng tiềm năng để tư vấn và bán dịch vụ; đồng thời, đều thu về một khoản hoa hồng tương ứng theo thỏa thuận cho mỗi giao dịch thành công.
TA và OTA đều là các kênh bán phòng được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay
Còn điểm khác biệt giữa OTA và TA là gì?
Nơi bán dịch vụ
Có địa điểm cụ thể, bán phòng trực tiếp
Tất cả đều qua online trên website hay app
Lượng khách hàng tiếp cận
Tùy thuộc vào độ phổ biến của TA, nhưng tiềm năng không lớn hơn OTA
Phổ biến trên toàn cầu, tiếp cận số lượng lớn khách tiềm năng
Đối tượng khách hàng tiếp cận
Chủ yếu là khách đoàn, khách trung niên muốn đảm bảo dịch vụ
Đa dạng đối tượng khách, phổ biến nhất là người trẻ, thành thạo internet
Phí hoa hồng
Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi TA với khách sạn
Theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận của mỗi OTA với khách sạn, thường trong khoảng 15-20% cho mỗi giao dịch thành công, riêng Airbnb chỉ 3%
Vậy nên bán phòng khách sạn qua TA hay OTA?
Sau khi hiểu chính xác TA là gì, OTA là gì, cũng như so sánh TA và OTA, có thể nhiều người thoạt đầu sẽ lựa chọn hợp tác bán phòng qua OTA, bởi gần như mọi du khách hiện nay tin dùng internet vì thuận tiện, nhanh chóng lại dễ dàng; hơn nữa, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng lại rất cao, phủ sóng trên toàn cầu… Tuy nhiên, việc chỉ bán phòng khách sạn trên 1 kênh duy nhất như OTA chắc chắn sẽ không mang lại lượng book dịch vụ dồi dào, thay vào đó, tại sao không cân nhắc hợp tác với nhiều kênh tiềm năng hơn?
Sự thật thì TA là kênh bán phòng đầu tiên được nhiều khách sạn vừa khai trương suy nghĩ đến chuyện hợp tác. Bởi, chính đặc trưng tương tác trực tiếp bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và giỏi nghiệp vụ sẽ tạo cho khách hàng sự tin tưởng và yên tâm về chất lượng dịch vụ sẽ chọn mua, thay vì lo sợ sự khác biệt giữa ảnh và dịch vụ online với thực tế, như qua OTA. Ngoài ra, TA cũng đặc biệt được các nhóm du khách theo đoàn lựa chọn. Như vậy, nếu PR và tiếp thị tốt, TA sẽ mang về một nguồn doanh thu không nhỏ cho các khách sạn hợp tác bởi lượng phòng bán cao.
Hầu hết các khách sạn hiện nay đều liên kết bán phòng qua nhiều kênh, như TA, OTA, website khách sạn… Bên cạnh đó, một số kênh bán phòng khả dụng có thể cân nhắc hợp tác như: GDS (hệ thống phân phối phòng toàn cầu), Airlines, website khách sạn, mice, liên kết với nhân viên các khách sạn khác…
Tóm lại, ở thời điểm hiện tại, hầu hết khách sạn hay các cơ sở kinh doanh lưu trú đều liên kết hợp tác với nhiều hơn 1 kênh bán phòng hữu dụng, sau khi cân nhắc tiềm năng và lợi nhuận có thể thu về. Tuy nhiên, cần lưu ý là chỉ ưu tiên những kênh phù hợp với chiến lược kinh doanh của khách sạn, tránh liên hệ hợp tác quá nhiều nhưng không hiệu quả gây tiêu tốn chi phí.
Hy vọng với những thông tin chi tiết này sẽ chia sẻ đến bạn hiểu rõ được TA là gì, OTA là gì, điểm khác biệt giữa OTA và TA là gì, nên bán phòng khách sạn qua đâu… Từ đó, cân nhắc những được-mất, lợi-hại để đưa ra qcác quyết định đúng và phù hợp trong việc lựa chọn kênh bán phòng. Chúc bạn một ngày vui vẻ nhé!